Dành cho các bạn sắp bước chân vào lĩnh vực Công nghệ thông tin

project_manager

Bài viết này dành cho những bạn sắp bước chân vào lĩnh vực Công nghệ thông tin, hay những bạn còn đang phân vân về chuyên ngành mà mình sẽ chọn trước khi bước vào năm 3 Đại học. Đối với các bạn còn ở phổ thông, có lẽ các bạn còn mơ hồ về lĩnh vực này, nhiều bạn tưởng tượng mình sẽ học thêm về word, excel, hay sửa chữa, lắp ráp máy tính, chỉnh sửa ảnh photoshop, làm game, làm web này nọ hay cao siêu hơn là làm hacker như những phim hành động bạn thường xem và người nhà của bạn cũng nghĩ như vậy.

Trong khi đó, các bạn năm nhất ít nhiều cũng sẽ đọc được các comment hay bài viết đại loại như học khoa học máy tính là đi bán sách dạo, hệ thống thông tin thì sau này chỉ đi nhập dữ liệu, kĩ thuật phần mềm thì chỉ có mở tiệm bán đĩa CD, mạng máy tính thì đi cắt dây điện hay mở tiệm net, đọc xong nhiều bạn sẽ có suy nghĩ có lẽ khỏi đi học thì hơn.

Ngoài ra, ắt hẳn nhiều bạn sẽ đọc được bài viết thần thánh “Lập Trình Viên Không Có Gì Cao Sang”, đây là bài viết rất dễ khiến bạn nản lòng và thoái chí. Còn lỡ đọc được cuốn sách “Dạy con làm giàu” thì các bạn cũng đừng quá ảo tưởng mà đánh mất chính mình và hoài bão ban đầu khi đã quyết định dấn thân vào IT. Hãy luôn giữ vững lập trường.

Do vậy, mình sẽ liệt kê ra tất cả những ngành học mà các bạn sẽ bắt gặp khi bước chân vào lĩnh vực IT thông qua việc so sánh giữa một suy nghĩ còn non nớt (trẻ trâu) và một suy nghĩ đã từng trải. Thêm vào đó, mình chân thành đưa ra một vài lời khuyên như sau:

  • Đừng sợ coding vì nó là một phần sự nghiệp của bạn, dù có né tránh cũng không được, hãy tập “yêu” việc coding.
  • Đừng sợ và chán ghét toán học vì nó là một phần kĩ năng của bạn, nếu càng cố gắng né trành thì chỉ càng thêm hối hận về sau mà thôi.
  • Hãy đi “học ké” nhiều lớp không thuộc chuyên ngành của mình để mở mang kiến thức và tầm nhìn của mình về thực trạng cũng như xu hướng hiện tại trong ngành. Nếu bạn đang học kĩ thuật phần mềm thì bạn có thể học ké thêm về hệ thống thông tin (thiết kế, truy vấn, và xử lý cơ sở dữ liệu), mạng máy tính (bảo mật, cài đặt, quản trị hệ thống mạng), hay khoa học máy tính (trí tuệ nhân tạo, machine learning, computer vision, natural language processing). Từ đó, bạn có thể tạo ra những ứng dụng phần mềm chất lượng cao, chạy ổn định, cũng như có nhiều nội dung AI trong đó.
  • Nếu muốn học lên cao học (thạc sĩ, tiến sĩ) hay theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu, thì các bạn nên học kĩ về toán và AI vì các kì thi đầu vào lúc nào cũng đụng đến hai môn này.
  • Nếu có dự định startup thì hãy khai thác thị trường trong nước, xem quê nhà mình cần giải quyết gì để startup theo hướng đó. Đừng mơ mọng, ảo tưởng về nước Mĩ nữa.

Thời sửu nhi Khi đi làm
Khoa học máy tính

  • Bán sách giáo khoa.
  • Hiểu sâu vấn đề của máy tính.
  • Làm được một số game AI.
  • Xây dựng được một ngôn ngữ lập trình “phường”.
  • Mọt sách, luôn có cảm giác thất bại vì không biết học để làm gì.
  • Làm việc nhiều với thuật toán.
  • Hoàn toàn bị số hóa, tốn time, ít bạn bè, kém hoạt bát.
Khoa học máy tính

  • Viết blog nhiều để trau dồi và chia sẻ kiến thức.
  • Hiểu được các ứng dụng thông minh hiện đại hoạt động như thế nào (Siri, xe tự lái Google, nhận diện khuôn mặt,…). Hơn nữa, bạn hoàn toàn có thể trở thành kĩ sư đầu ngành cho các bộ phận R&D trong những công ty startup về AI hiện nay.
  • Làm được nhiều ứng dụng thông minh.
  • Tôi luyện được tư duy toán học và khả năng giải quyết vấn đề một cách khoa học.
  • Là người có suy nghĩ tháo vát, nhanh nhạy trong việc nắm bắt và cải tiến thuật toán, lý thuyết hiện tại.
  • Đóng góp được nhiều tri thức cho nhân loại.
Hệ thống thông tin

  • Ngồi nhập liệu, chỉ có Select, Insert, Delete, Update làm tới.
  • Học ít hơn, coding ít hơn, chỉ việc làm báo cáo là hoàn tất tín chỉ.
  • Được tiếp xúc và làm việc với khách hàng, các kĩ sư, nhà quản lý, và các doanh nhân để xây dựng cơ sở dữ liệu.
  • Tương lai rất vững chắc và khả quan (do đọc báo nói vậy).
  • Học được hai ngành kinh tế và IT cùng lúc, giúp mở mang kiến thức nhưng mỗi thứ đều sơ sơ, đi ngược lại với nguyện vọng ban đầu là học để trở thành chuyên gia IT.
  • Không được học những môn thú vị nhất của Khoa học máy tính, cảm thấy hơi thất vọng khi chọn sai ngành.
Hệ thống thông tin

  • Tiền xử lý dữ liệu, phân tích dữ liệu, lưu trữ dữ liệu sao cho dễ dàng duy trì, truy vấn, và khai thác dữ liệu về sau.
  • Học khá nhiều các công nghệ về cơ sở dữ liệu, đặc biệt là NoSQL hay Distributed system như Hadoop/Spark. Coding cũng không thua gì bên phần mềm.
  • Tùy vai trò và vị trí cũng như công ty mà bạn có được tiếp xúc với khách hàng hay không, nhưng đa phần bạn sẽ làm việc nhóm để hiểu và hoàn thành đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
  • Tương lai thì chưa biết, nhưng Big Data đang rất cần những kĩ sư biết quản lý, phân tích, và khai thác dữ liệu cũng như biết coding làm phần mềm hay web. Ngoài ra, trở thành một nhà cung cấp dịch vụ Cloud computing hay các hệ thống Big Data cũng không phải là một ý kiến tồi.
  • Dĩ nhiên, bạn phải hiểu được business của khách hàng để có thể đưa ra giải pháp phù hợp. Việc học hỏi thêm một lĩnh vực ngoài IT là cần thiết như tài chính, y học, kiến trúc, nông nghiệp, marketing, ẩm thực, giáo dục …
  • Công nhận ít đụng đến trí tuệ nhân tạo như Khoa học máy tính, đa phần làm về xử lý dữ liệu.
Kĩ thuật phần mềm

  • Bán đĩa CD.
  • Ước mơ có được doanh nghiệp phần mềm riêng, sáng tạo trong việc thiết kế và tạo ra các ứng dụng hữu ích.
  • Có cái nhìn bao quát về một ngành công nghiệp phần mềm (chỉ cần lắp ráp các nghiên cứu bên Khoa học máy tính là xong).
  • Học nhiều ngôn ngữ và công nghệ, phải cày ngày cày đêm để thành thạo một công nghệ mới nên rất mệt. Chu kì thay đổi công nghệ ngày càng nhanh, thay vì 4 năm bây giờ đã giảm xuống còn vài tháng.
  • Không biết làm gì nếu không có ý tưởng.
Kĩ thuật phần mềm

  • Thời nay download về cài nên chẳng ai bán đĩa CD.
  • Đa phần đi outsource (web, mobile apps) cho nước ngoài, gần đây thì cũng có một vài startup ở Việt Nam cũng khá nổi bật (Foody, Grab, Chotot).
  • Nếu làm startup thì sẽ có cái nhìn bao quát và được tham gia vào toàn bộ quá trình phát triển. Nếu không, thường bạn chỉ được giao một phần task để hoàn thành. Và để lắp ráp được, bạn phải hiểu các chuyên ngành khác (khoa học máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính) có gì.
  • Công nghệ thay đổi vùn vụt là không thể tránh khỏi, những người còn trụ được là những người biết cập nhật thông tin và làm quen khi công việc hiện tại còn chưa đòi hỏi.
  • Để có ý tưởng bạn phải tìm hiểu nhiều ngành khác nhau để thấy được nhu cầu cấp bách. Sau đó, ta mới có thể đưa ra các giải pháp phần mềm thích hợp.
Mạng máy tính

  • Đi cắt dây điện.
  • Bị giới hạn về máy móc và thiết bị do doanh nghiệp không phải ai cũng đầu tư cao cấp.
  • Đi mở tiệm net kiếm cơm qua ngày.
  • Phải học thêm khóa đào tạo hacker mũ trắng về bảo mật, lấy thêm bằng CCNA, MCSA để nâng cao kĩ năng thực tế.
Mạng máy tính

  • Vâng, cũng đi cắt dây điện, làm help desk (hỗ trợ những người không chuyên về IT).
  • Bạn có thể làm cho một công ty truyền thông, hỗ trợ và quản lý network. Muốn làm việc với công nghệ cao thì hãy phấn đấu được làm trong các tổ chức lớn như ngân hàng. Xa hơn nữa, bạn có thể startup làm về smart-house hay Internet Of Things, nơi đây bạn tha hồ sáng tạo, kết nối những tiện nghi thông minh khác nhau nhằm phục vụ cho mọi người.
  • Mở tiệm net bây giờ cũng khá ổn nếu bạn biết cách kinh doanh đồ ăn, thức uống bên cạnh dịch vụ Internet. Có nhiều dịch vụ cày game thuê cũng kiếm thêm kha khá thu nhập.
  • Học thêm các chứng chỉ cũng tốt, nhưng nếu bạn may mắn được học Đại học thì các lý thuyết về đồ thị hay lập trình mạng đã đủ để bạn đi làm, còn việc cập nhật kiến thức công nghệ thì chỉ thông qua một thời gian ngắn là đã có thể làm việc ngay do kiến thức nền của bạn vững hơn các bạn khác.
Advertisement

Một suy nghĩ 1 thoughts on “Dành cho các bạn sắp bước chân vào lĩnh vực Công nghệ thông tin

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s