Làm việc với Spark DataFrames – Truy vấn nâng cao (Subqueries, Cube, Rollup)

spark_dataframe_cube

Tiếp theo bài Truy vấn cơ bản với Spark Dataframe, bài viết này tập trung sử dụng Spark-SQL để thực hiện các truy vấn SQL nâng cao hơn như truy vấn lồng và tổng hợp dữ liệu với Cube, Rollup. Lý do sử dụng SQL thay vì các hàm dựng sẵn của Dataframe là do tính dễ dùng. Ta đã quá quen thuộc với cú pháp và cách truy vấn sử dụng ngôn ngữ này.

Thông qua notebook, ta sẽ biết cách đặt truy vấn lồng tại các mệnh đề SELECT, FROM, WHERE như thế nào thông qua các ví dụ minh hoạ đơn giản. Sau đó, ta tiếp tục bước tổng hợp dữ liệu cho OLAP ra sao. Dữ liệu được phát sinh từ trang https://www.mockaroo.com/.

Snippet thường dùng

  • để xem tổng thời gian thực thi lệnh.
    %% time:
  • Truyền tham số trường hợp muốn tạo module và import vào notebook khác.
    sqlContext
  • Xử lý giá trị bị thiếu tại thuộc tính cụ thể.
    fillna({"attr": "val"})
  • Bỏ chọn thuộc tính liên tiếp.
    drop("attr_a", "attr_b)
  • Testing trong quá trình viết hàm.
    assert(val1 == val2)

Download:

Advertisement

Thống kê ứng dụng 3: Các vấn đề trong thống kê

ANOVA

Trong phần 1, ta đã biết về các khái niệm: means, median, standard deviations. Phần 2, ta cũng đã biết cách tính confidence interval và thực hiện hypothesis testing như thế nào. Trong phần cuối series học thống kê thông qua lập trình Jupyter notebook, ta giải quyết các vấn đề trong thống kê gồm:

  • Tính khoảng tin cậy như thế nào nếu mẫu dữ liệu thu thập nhỏ hơn 30?
  • So sánh hai quần thể xem chúng có khác biệt nhau hay không (thường ứng dụng trong A/B testing)?
  • Làm sao để kiểm tra 2 bản báo cáo lượt view giữa Facebook và Google bằng Chi-square?
  • ANOVA trong việc phân tích mức độ yêu thích của người dùng giữa các bộ phim?

Download: Jupyter notebook

Thống kê ứng dụng 2: Suy luận thống kê

Statistics for Hackers

Ở phần trước, ta đã tìm hiểu các khái niệm cơ bản của thống kê như means, median, standard deviations, probability, normal distribution, central limit theorem. Những độ đo này giúp ta hiểu biết tổng quan về dữ liệu đang phân tích. Trong phần tiếp theo, ta sẽ tìm hiểu về suy luận thống kê từ các độ đo này. Ta sẽ biết thế nào là độ lỗi chuẩn (standard error), làm sao để tính khoảng tin cậy (confidence interval) cho một mẫu bất kỳ vừa thu thập được, và thực hiện kiểm định giải thuyết như thế nào cho những câu hỏi được đặt ra.

Tất cả những thao tác này được gọi là suy luận thống kê (inferential statistics). Ví dụ, một lớp học gồm 50 học sinh. Trong đó, các bạn nữ cho rằng mỗi lần khảo bài thì họ bị gọi lên nhiều hơn các bạn nam. Họ cho rằng như vậy giáo viên đã thiên vị. Còn giáo viên thì cho rằng họ thực hiện điều này một cách ngẫu nhiên. Vậy ai đúng trong trường hợp này. Thông qua suy luận thống kê, ta sẽ tiến hành lấy mẫu thực nghiệm, đặt giả thuyết thống kê, xác định ngưỡng bác bỏ \alpha, tính toán z-score và p-value, cuối cùng là so sánh \alpha và p-value để xem kết luận cuối cùng là gì.

Download: Jupyter notebook

Xem thêm:

Thống kê ứng dụng 1: Quan sát dữ liệu

rating_histogram

Học thống kê thông qua lập trình sẽ giúp ta không chỉ kiểm chứng lại lý thuyết đã học mà còn hỗ trợ nắm bắt các khái niệm phức tạp một cách dễ dàng hơn. Thêm vào đó, ta sẽ biết cách ứng dụng những kiến thức này vào trong công việc khi cần thiết.

Ta sử dụng Jupyter notebook để điểm qua các khái niệm, thao tác cơ bản giúp quan sát và mô tả dữ liệu. Ta sẽ phân biệt được các loại dữ liệu (nomial, numbers, odinal, ratio) trong dataset như thế nào, tìm trọng tâm của tập dữ liệu, quan sát sự biến đổi của dữ liệu thông qua các chỉ số cơ bản (range, variance, standard deviation, z-score, percentile), cùng với một vài nguyên lý tính xác suất Bayes và cách mô phỏng central limit theorem.

z_score_distribution

central_limit_on_rating

AI, Machine Learning, Deep Learning phân biệt như thế nào cho đúng

AI là một thuật ngữ cao siêu mà có lẽ ai cũng từng nghe qua. Lấy cảm hứng từ bộ phim hoạt hình Baymax (Big hero 6), một chú robot thông minh phục vụ và chăm sóc sức khoẻ con người, cũng như có bạn đọc yêu cầu giải đáp thuật ngữ này nên tôi quyết định dành ra một góc để nói về AI.

Bài viết nhằm mục đích làm sáng tỏ cho những bạn chưa phân biệt được các khái niệm AI, Machine Learning – ML và Deep Learning – DL. Dĩ nhiên, người trong ngành phân biệt điều này khá dễ nhưng để có thêm thông tin bổ ích tôi sẽ tổ chức lại kiến thức liên quan để bạn đọc quan tâm tìm hiểu và tiện tra cứu tài liệu hơn.

Tiếp tục đọc “AI, Machine Learning, Deep Learning phân biệt như thế nào cho đúng”