DataOps 01: Stream data ingestion với Redpanda

Stream data ingestion

Trong bài viết What’s Next for Data Engineering in 2023? 7 Predictions, một trong những dự báo tôi đồng tình đó là Prediction #6: Data warehouses and data lakes use cases start to blur nghĩa là ta sẽ dần hợp nhất structured data và unstructured data về cùng một chỗ.

Ắt hẳn khi xây dựng Data Platform, các bạn đã từng nghe đến mô hình Kappa ArchitectureLambda Architecture. Trong kiến trúc Lambda, ta sẽ chia batch data và stream data làm hai nhánh để lưu trữ, xử lý và truy vấn dữ liệu giúp cho việc quản lý được tách bạch nhưng workload của Data Engineer sẽ bị đội lên do phải quản lý hai hệ thống cùng lúc. Ngược lại, kiến trúc Kappa hướng đến việc hợp nhất hai nhánh batch và stream lại với nhau, sau đó dùng cơ chế federated query để có thể cùng lúc lưu trữ, xử lý cũng như truy vấn dữ liệu.

Chúng ta vẫn thường thiết kế và xây dựng theo Lambda nhiều hơn Kappa dù tư tưởng của Kappa mang lại giá trị hơn về tốc độ cũng như khả năng tích hợp các microservice in real-time. Lý do khiến mọi người e ngại khi áp dụng Kappa đó là ta cần một đội ngũ rất skillfull đứng đằng sau cơ sở hạ tầng Event Driven Hub phức tạp nhằm quản trị và đảm bảo hệ thống vận hành 24/7.

Kafka là đàn anh trong distributed event streaming platform từ trước tới nay. Kafka đã đặt ra tiêu chuẩn cho các hệ thống event streaming tương tự sau này. Đã có nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công Kafka vào trong vận hành, từ phân tích báo cáo real-time, data migration cho tới những ứng dụng AI có khả năng tương tác tốc độ cao. Tuy nhiên, khi xây dựng Kafka từ đầu, ta cần một đội DevOps có kỹ năng chuyên môn rất vững để có thể vận hành trơn tru. Vậy có đàn em nào khác cũng có sức mạnh tương tự nhưng lại dễ tiếp cận hơn không?

Redpanda là một trong những đàn em đó. Không những dễ tiếp cận trong việc quản lý, chi phí xây dựng nền tảng thấp hơn mà nhờ đó công việc của các system admin cũng đỡ vất vả hơn. Hai tính chất chính giúp cho Redpanda cho tốc độ nhanh 10x và chi phí giảm 6x đó là nhờ loại bỏ Zookeeper thay bằng Raft algorithm, code bằng C++ nên không phải đụng đến JVM. Redpanda đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm với 200 giờ chạy test. Đặc biệt Redpanda hoàn toàn có thể tương thích với Kafka ecosystem như Kafka connect giúp ta chuyển đổi công nghệ dễ dàng hơn.

Trong bài viết này, tôi sẽ tiến hành cài đặt Redpanda như một broker sử dụng cho việc ingesting data. Các bạn có thể sử dụng link github ở đây để tiến hành cài đặt lại: https://github.com/ongxuanhong/de01-stream-ingestion-redpanda-minio

  • Data source sẽ là MySQL giả lập dữ liệu vận hành của doanh nghiệp, cụ thể là giao dịch đặt hàng của user. Bên cạnh đó sẽ là clickstream events giả lập quá trình tương tác của user trên website ecommerce.
  • Target sink ta có thể dùng S3, GCS hay Azure Blob để làm nơi lưu trữ phân tán. Tuy nhiên, tôi muốn bài viết dễ cài đặt với đa số bạn đọc, không cần tạo tài khoản trên cloud provider nên đã quyết định dùng MinIO để thay thế.
  • Để vận chuyển dữ liệu source/sink tôi sẽ cài đặt debezium cho MySQL và Kafka connect cho MinIO.

Qua năm mới 2023, tôi cũng xin chúc các bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp, gia đình luôn bình an và hạnh phúc.

Advertisement
Nổi bật

Data Science mini course

ds_mini_course

Mini course này được thiết kế dành cho những bạn còn “chân ướt chân ráo” bước vào lĩnh vực Data Science (DS). Các chủ đề sẽ xoay quanh tập dữ liệu từ cuộc thi Kaggle Home Credit Default Risk, việc này giúp cho người học tập trung kiến thức của mình vào trong ngữ cảnh là một cuộc thi. Từ đó, ta sẽ có động lực cũng như ghi nhớ tốt hơn các syntax và tình huống xử lý cụ thể trong ngôn ngữ lập trình Python.

Mỗi chương được trình bày bằng nhiều notebooks. Trong mỗi notebooks, có những đoạn code và phần ghi chú bằng Tiếng Việt cho người mới dễ theo dõi. Bên cạnh là Tiếng Anh được dùng trong những comment đơn giản. Ta có thể học bằng cách nhập lại đoạn code trên máy của mình và quan sát phản hồi. Những cú pháp khó hiểu, ta có thể tra Google để tìm hiểu thêm thông tin. Mỗi tuần, tôi sẽ cố gắng hoàn tất một chương cho đến lúc hoàn thành mini course này.

Kết thúc series, tôi hy vọng mọi người sẽ phát triển được các kỹ năng thực tế vào trong công việc, cải thiện khả năng quan sát và phân tích dữ liệu, hoặc có thể dùng course này làm tài nguyên training cho team DS của mình.

Tiếp tục đọc “Data Science mini course”

Python snippet: Thu thập dữ liệu

souping_oreilly

Trước khi có thể làm việc với dữ liệu, việc đầu tiên bạn cần làm là thu thập chúng. Có rất nhiều nguồn dữ liệu khác nhau như web, APIs, databases, những định dạng file plain text (.csv, .tsv). Sau khi thu thập, ta có thể thực hiện vài động tác chuẩn hoá dữ liệu sao cho phù hợp với nhu cầu làm việc của mình nhất.

Tiếp tục series Python snippet (Python snippet: Visualizing), tuần này tôi sẽ đưa vào một vài snippet thường gặp trong quá trình thu thập dữ liệu.
Source code: data-science-works
Thư viện: csv, json, re, collections, requests, bs4, twython
Tiếp tục đọc “Python snippet: Thu thập dữ liệu”

Lấy và làm sạch dữ liệu: Xử lý dữ liệu ngoại lai (Outliers)

Outlier
Outlier

Các phần tử ngoại lai (Outliers hay anomalies) có ảnh hưởng lớn đến độ chính xác của các mô hình dự đoán. Phát hiện và xử lý các điểm ngoại lai là một bước quan trọng trong quá trình chuẩn bị dữ liệu cho mô hình dự đoán. Trong bài viết này, ta sẽ tìm hiểu thế nào là điểm ngoại lai trong thống kê cũng như liệt kê một số phương pháp để xử lý các điểm dữ liệu này.

Tiếp tục đọc “Lấy và làm sạch dữ liệu: Xử lý dữ liệu ngoại lai (Outliers)”

Getting and cleaning data: Các phương pháp lấy mẫu (Sampling)

Tasting soup
Tasting soup

Trong bài viết này, ta sẽ khảo sát một số vấn đề liên quan đến quần thể, các phương pháp lấy mẫu và những sai lầm chủ quan thường mắc phải khi lấy mẫu.
Tiếp tục đọc “Getting and cleaning data: Các phương pháp lấy mẫu (Sampling)”

Tiền xử lý dữ liệu (Horse Colic dataset)

Trong bài viết này, ta sẽ áp dụng những kiến thức liên quan đến lấy và làm sạch dữ liệu (gọi chung là tiền xử lý dữ liệu) trên tập dữ liệu Horse Colic (chứng đau bụng ở ngựa). Để dễ tiếp cận, các thao tác được thực hiện với Weka.

Horse Colic
Horse Colic

Tập dữ liệu: horse-colic

Notebooks: python.

Tiếp tục đọc “Tiền xử lý dữ liệu (Horse Colic dataset)”

Lấy và làm sạch dữ liệu với R: Gom nhóm và kĩ thuật Chaining với dplyr

Ở bài viết trước, chúng ta đã học về năm thao tác chính trong dplyr: select(), filter(), arrange(), mutate(), và summarize(). Hàm summarize() rất mạnh mẽ trong việc áp dụng dữ liệu đã gom nhóm. Chúng ta tiếp tục làm việc với tập dữ liệu 225,000 packages của R. Ở đây, ta dùng file log July 8, 2014 (http://cran-logs.rstudio.com/).

Notebooks: r_group_by.

Lấy và làm sạch dữ liệu với R: Thao tác dữ liệu với dplyr

ETL
ETL

Ở bài viết này, chúng ta sẽ thao tác trên dữ liệu với dplyr. dplyr là một package mạnh mẽ của R được viết bởi Hadley Wickham và Romain Francois cho phép chúng ta làm việc với dữ liệu dạng bảng (tabular). Một trong những khía cạnh độc đáo của dplyr đó là với cùng một tập các tools, chúng ta có thể thao tác với nhiều nguồn dữ liệu khác, bao gồm data frames, data tables, databases và multidimensional arrays. Trong bài viết này, chúng ta chỉ tập trung thao tác trên data frames. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng cho các dạng format khác.

Notebooks: working_with_dplyr.

Lấy và làm sạch dữ liệu với R: Ngày và Thời gian với lubridate

Watch
Watch

Trong bài viết này, ta sẽ khảo sát lubridate R package được phát triển bởi Garrett Grolemund và Hadley Wickham.  Theo tác giả đề cập, “lubridate có cú pháp đồng nhất và dễ nhớ giúp cho thao tác trên dữ liệu Ngày và Thời gian thêm thú vị thay vì bực dọc”. Nếu bạn đã từng làm việc với Ngày và Thời gian thì phát biểu trên sẽ khiến bạn chú ý.

Notebooks: datetime_with_lubridate.

Lấy và làm sạch dữ liệu với R: Dọn dẹp dữ liệu với tidyr

Data Cleaning
Data Cleaning

Trong bài viết này, ta sẽ học cách dọn dẹp dữ liệu với tidyr package. Các phần trong bài viết này đòi hỏi sử dụng dplyr. Nếu bạn không có kiến thức căn bản về dplyr, bạn nên đọc trước loạt bài dplyr trước khi bắt đầu bài viết này.

Notebooks: working_with_tidyr_dplyr.